Không ai có thể chắc chắn được mọi chuyện, chắc chắn rằng chồng/ vợ mình sẽ không bao giờ phản bội mình. Cuộc sống hôn nhân luôn có rất nhiều thay đổi, có vô số vấn đề phát sinh mà chúng ta không tính toán hay dự tính trước được. Vì lý do nào đó mà người bạn đời của mình có lõ phản bội, lừa dối mình đi theo kẻ thứ 3, thì cũng đừng vì thế mà suy sụp, mà ngã quỵ. Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, thì quan trọng nhất vẫn là bản thân mình, phải luôn đặt bản thân mình lên vị trí ưu tiên hàng đầu. Nếu có rơi vào hoàn cảnh bị “cắm sừng” thì vẫn phải bình tĩnh, hiên ngang đón nhận và tìm cách giải quyết, tuyệt đối không gục ngã, không phó mặc cho số phận. Đầu óc mà bấn loạn, nghĩ không ra thì đọc bài viết dưới đây để trấn tĩnh và sáng suốt hơn khi xử lý vấn đề.

Làm gì khi vợ hoặc chồng có người thứ 3:
1. Nhìn nhận lại vấn đề
Trong cuộc sống khi xảy ra bất cứ chuyện gì, điều đầu tiên chúng ta nên làm đó là bình tĩnh để nhìn nhận và phân tích vấn đề đó một cách bao quát và tổng thể. Việc ngoại tình đương nhiên không ai có thể chấp nhận, nhưng ta vẫn phải nhìn nhận lại mọi chuyện, tìm hiểu xem lý do vì đâu mà người đó phản bội lại mình, lừa dối mình lén lút quan hệ với người thứ 3. Trong chuyện này có uẩn khúc gì không? Mình có lỗi gì với người ấy không? Thời gian vừa qua có chuyện gì xảy ra giữa hai vợ chồng mà chưa được giải quyết triệt để, rõ ràng không? Không phải cứ chuyện gì xảy ra cũng đùng đùng nổi giận, cáu gắt rồi chửi mắng đối phương vô tội vạ. Khi bản thân mình chưa tốt, chưa đúng thì không nên vội vàng phán xét hay chỉ trích đối phương. Hãy cho bản thân một khoảng thời gian để bình tĩnh, nhìn nhận lại tất cả, chỉ khi bạn bình tĩnh bạn mới tìm được cách giải quyết sáng suốt và tốt nhất cho chuyện này. Nóng giận, la mắng không giải quyết được việc gì, nó có thể làm thỏa mãn cơn thịnh nộ của bạn lúc đó, nhưng nó cũng có thể khiến bạn phải hối hận cả đời về những lời nói và hành vi trong lúc thiếu suy nghĩ, nóng giận của bản thân mình. Cách tốt nhất vẫn là cho mình, cho đối phương thời gian để suy nghĩ, soi xét lại tất cả. Đối phương sai khi có người thứ 3, nhưng biết đâu lý do lại xuất phát từ sai lầm của bản thân bạn thì sao? Tất cả đều có nguyên nhân của nó, khi tìm ra nguyên nhân, chúng ta sẽ có cách giải quyết tốt cho tất cả.
2. Nói chuyện thẳng thắn
Sau khi đã bình tĩnh, đã có khoảng thời gian để suy nghĩ và trấn an lại tinh thần, bạn nên có cuộc nói chuyện thẳng thắn với đối phương. Lúc này việc trao đổi thắng thắn là điều hết sức quan trọng, nó giúp bạn giải tỏa được mọi băn khoăn, thắc mắc trong lòng, giúp cả hai thành thật đối diện với nhau để làm rõ mọi chuyện. Nếu bạn bức xúc nổi giận chửi rủa, đánh đập hay tìm cách trả thù người thứ 3 thì không hay, nó làm bạn trở thành một người thiếu suy nghĩ, không chín chắn và còn có nguy cơ dính đến pháp luật chứ đừng đùa. Còn khi bạn biết nhưng cứ âm thầm chịu đựng, lặng lẽ không nói gì, khi đó những uất ức, căm phẫn cứ dồn nén trong lòng, lâu dần nó khiến bạn kiệt sức, thậm chí là phát bệnh vì suy nghĩ quá nhiều, cách này cũng không nên. Tốt nhất là dũng cảm đối mặt với sự thật, tự tin nói chuyện thẳng thắn với đối phương, để hiểu nguyên nhân do đâu có sự thay đổi, phản bội đó. Bạn cứ bình tĩnh, nhẹ nhàng nói chuyện, lắng nghe đối phương nói, cho đối phương cơ hội để giải thích, hỏi tất cả những gì bạn muốn hỏi, nói tất cả những gì bạn muốn nói. Đồng thời cũng lắng nghe tất cả những gì đối phương muốn giải thích, coi như đây là một cuộc trò truyện giãi bày tất cả tâm tư của hai vợ chồng vậy. Cứ bình tĩnh nói chuyện, bình tĩnh lắng nghe đến khi nào cảm thấy giải tỏa được mọi nghi vấn, mọi băn khoăn. Đó là lúc chúng ta có cơ sở để tìm hướng giải quyết hợp lý cho cả hai.
3. Đưa ra cách giải quyết
Sau khi đã bình tĩnh nói chuyện, đã tìm ra nguyên nhân nửa kia phản bội mình, chúng ta sẽ đưa ra quyết định cuối cùng để giải quyết vấn đề này.
- 1 là tha thứ: tha thứ và cho người đó cơ hội để làm lại từ đầu, nhưng khi xác định tha thứ cho đối phương cũng đồng nghĩa với việc bản thân bạn phải quên đi việc đối phương đã phản bội mình, hoặc chí ít cũng là không bao giờ nhắc lại chuyện đó. Tha thứ trong chuyện này không hề dễ dàng, nhưng nếu đã quyết định tha thứ thì bạn phải chấp nhận. Chấp nhận đối phương đã phản bội mình, chấp nhận quên đi chuyện đó, chấp nhận cho đối phương cơ hội, chấp nhận cùng họ xây dựng lại từ đầu, chấp nhận tất cả những lời dị nghị, những gì xã hội phê phán, nhận xét, bạn sẽ phải chấp nhận tất cả. Và quan trọng nữa, bạn phải chấp nhận tin một lần nữa, tin đối phương sẽ thay đối, tin đối phương sẽ không phản bội mình nữa. Bạn phải thực sự tha thứ, có như thế trong lòng bạn mới không bứt rứt, không nghi ngờ, không lo lắng đối phương sẽ lại phản bội mình, đối phương sẽ lại lừa dối mình. Và điều đó cũng làm cho đối phương cảm thấy không được tin tưởng, cảm thấy không thoải mái khi bắt đầu lại, bởi họ không cảm nhận được sự tha thứ ở bạn, nên rất khó để có thể bắt đầu lại, rất khó để cả hai đối diện với nhau. Thế nên, chỉ lựa chọn tha thứ khi bạn có đủ bao dung, đủ rộng lượng để cho đối phương cơ hội. Còn vẫn ấm ức, vẫn khó chịu, vẫn căm phẫn thì đừng nên ép bản thân. Sự ép buộc cuối cùng cũng sẽ thất bại. Bạn nên cân nhắc kỹ mọi vấn đề trước khi đưa a quyết định tha thứ hay không.
- 2 là dừng lại: là chấm dứt mọi chuyện tại đây, là khi bạn không thể chấp nhận chuyện đối phương phản bội mình, bạn không thể cho họ cơ hội. Bởi bạn không thể tiếp tục tin, càng không muốn đối diện với con người phụ bạc ấy, bạn không còn tôn trọng, không còn muốn bắt đầu lại, không muốn dây dưa bất cứ điều gì với con người ấy nữa. Dừng lại khi bạn cảm thấy đối phương không hề nhận ra lỗi lầm của mình, họ không cảm thấy hối hận với những gì đã gây ra cho bạn, dừng lại khi bạn không đủ bao dung dành cho họ, bạn cảm thấy họ không xứng đáng được tha thứ. Dừng lại khi cả hai đều không có thiện ý với nhau, khi cả hai đều muốn kết thúc, dừng lại khi bạn muốn nhưng đối phương không cần, bạn muốn nhưng đối phương không trân trọng. Khi đã không đồng lòng, khi đã không còn coi trọng mối quan hệ này thì tốt nhất nên dừng lại, để giải thoát cho nhau. Để tìm cho mình một hạnh phúc mới, một cơ hội mới tốt hơn, một người mới xứng đáng và tin tưởng hơn.
Dù lựa chọn của bạn là dừng lại hay tha thứ thì cũng nên hành xử một cách có văn hóa, hành xử một cách lịch sự. Dẫu chẳng thèm nhìn mặt nhau nữa, dẫu trong lòng có vô vàn căm phẫn dành cho nhau, nhưng chúng ta vẫn nên đối xử với nhau một cách đúng mực. Hãy thể hiện mình là người có suy nghĩ ngay cả khi đối phương là kẻ không ra gì. Cuộc đời vốn dĩ rất công bằng, gieo nhân nào ắt sẽ gặt quả đó.